VIDEO GIỚI THIỆU

4 MÓN NGON THỐT NỐT

Campuchia quả thật có thể trở thành một cái chợ đặc biệt dành cho khách du lịch là những người nội trợ. Một chuyến đi chơi chừng hai ngày, đi xe buýt từ TP.HCM theo con đường cửa khẩu Mộc Bài, Tây Ninh đến Phnom Penh, mất khoảng 5 - 6 giờ ngồi xe. Đến với Campuchia, du khách có thể thưởng thức những món ăn độc đáo, đặc trưng của người Campuchia.

Bún mắm pờ - hóc

Người Khmer ở Campuchia xem mắm pờ-hóc như đặc sản dùng để đãi khách quý đến thăm nhà và là nguyên liệu chính để nấu nước dùng trong các món bún. Chính thứ nguyên liệu đậm chất Khmer đó đã làm nên nét riêng và độc đáo trong ẩm thực của Campuchia.


cam1

Mắm được làm từ nguyên liệu chính là cá nước ngọt cùng với các gia vị khác như: muối, đường, tiêu, tỏi, ớt, cơm nguội theo một tỷ lệ nhất định, qua bàn tay của người Khmer đã tạo ra thứ mắm có một không hai trên thế giới. Điều làm nên sự thú vị của những tô bún nơi đây là ở chỗ nấu từ mắm cá nhưng vẫn thơm ngon, vị mặn ngọt vừa phải mà nước dùng vẫn trong, không có mùi tanh của cá mắm. Nhìn những tô bún bốc khói nghi ngút, hương ngạt ngào bay ra từ những nồi nước dùng nếu chưa một lần nghe nói chắc hẳn không ai đoán biết được nguyên liệu làm nên nó.

Để khử mùi gắt khó chịu và giữ lại ngọt ngào của mắm pờ-hóc, người Khmer có những bí quyết riêng nhưng chủ yếu vẫn là dùng gia vị truyền thống của Campuchia như trái chúc (còn gọi là chanh rừng), ngải bún... Tô bún nòng được ăn kèm với đậu đũa, rau muống. Bún mắm pờ-hóc Campuchia có vị thanh thanh của mắm, hương thơm dịu nhẹ, ngai ngái của ngải bún gợi nhớ đến hương vị của đất đai núi rừng hoang dã.

Đặc sản nhện rang dòn

Nhện rang ở đây là loại nhện đen to, mình đầy lông lá, thường trú ngụ tại những khu rừng nhiệt đới quanh năm ẩm ướt. Trong tiếng Campuchia, món ăn này có tên gọi là a-ping. Quê hương của a-ping nằm ở thị trấn Skuon, cách thủ đô Phôm Pênh 75km về phía Nam. Đây là vùng nằm ngay sát bìa rừng, nơi có các hang nhện dưới lòng đất, rất thuận tiện cho những người bát nhện và chế biến món ăn đặc sản của mình.

Nhện rang được chế biến khá đơn giản và có phần hoang dã, mang hơi hướng cuộc sống của những người dân quanh năm hòa hợp với rừng núi, thiên nhiên. Nhện bắt trực tiếp từ hang, ướp nguyên cả con với muối, đường và một chút mì chính, rồi cùng tỏi phi thơm. Rang nhện cho tới khi chân chúng cứng lại, mình chưa bị nứt là có thể đem ra thưởng thức. Nhện tẩm bột hay bọc đường sẽ làm người ăn khó lòng nhận ra những đám lông gần như vẫn còn nguyên vẹn của những chú nhện này. Nhện rang giòn ở ngoài nhưng có vị bùi bùi, mềm xốp và hơi nhầy nhầy ở bên trong, nhất là phần thịt trắng ở bụng nhện.

cam2

Vì không cần qua sơ chế hay bỏ đi bất cứ một bộ phận nào, nên ngay cả sau khi rang trông chúng vẫn không khác gì so với những con nhện sống. Khi từ từ đưa món ăn có hình dáng thú vị này vào miệng, chắc chắn người thưởng thức sẽ có cảm giác như mình đang ăn một con nhện sống chính hiệu.

Từ khi nhện rang trở thành đặc sản và được những người dân đem bán, thị trấn Skuon luôn là địa điểm dừng chân thường xuyên của những chuyến xe buýt hay những chiếc taxi chở khách qua lại.

Đường thốt nốt

Đường thốt nốt được nấu từ nước của cây thốt nốt. Công đoạn làm đường khá công phu và nhiều vất vả, đặc biệt là công đoạn hứng nước. Để có được thứ nước trong, ngọt, không bị chua để làm ra loại đường hảo hạng thì người ta phải cẩn thận trong từng khâu.

Khi hứng được nước rồi thì phải bắt tay vào thắng đường ngay, nếu để lâu quá một ngày sẽ có mùi chua làm giảm chất lượng đường. Nước được lọc trong hết tạp chất rồi nấu cho đến khi sệt lại, để nguội rồi đổ vào khuôn là được. Đường thốt nốt ngon nhất có màu trắng xanh, thơm dịu, ngọt thanh được gói trong những chiếc lá thốt nốt trông như những đòn bánh tét đẹp mắt. Đặc biệt, ngoài vị ngọt thanh nhẹ, đường thốt nốt còn mang đến cho người thưởng thức vị béo, khi ăn rất dễ gây "nghiền".


cam3

Đường thốt nốt rất phù hợp để nấu chè

Vị ngọt thanh, thơm ngon của đường thốt nốt rất phù hợp để nấu chè. Món chè đậu xanh sẽ có bị thanh mát, ngọt dịu hơn, vị bùi bùi của đậu xanh vì thế cũng hấp dẫn hơn khi nấu cùng đường thốt nốt. Chính vị thanh mát làm cho món ăn ngon miệng và còn có tác dụng làm mát, chữa viêm họng.

Không chỉ là nguyên liệu để sử dụng trong nấu các món chè hay là phụ gia đem lại cho những ly nước có vị ngọt tự nhiên, đường thốt nốt còn được dùng như một gia vị nêm nếm cho bát nước mắm nhà bạn có thêm màu sắc mới. Một bát nước mắm sóng sánh có hòa lẫn đường thốt nốt, cho thêm vài miếng ớt tươi màu, chấm với xoài xanh thì rất tuyệt vời.

Cơm Lam
cam5

Có lẽ cơm Lam cũng không xa lạ với người Việt Nam chúng ta nhưng lại càng không phải xa lạ với người dân Campuchia, nhưg món cơm Lam của người Campuchia thì lại khác đấy. Đay là món ăn đặc sản và cũng được nấu vào những dịp đặc biệt như lễ hội, tiệc tùng. Quy trình làm món cơm Lam của người Campuchia rất công phu và tỉ mỉ, chọn loại gạo nếp cực kỳ thơm ngon, bỏ vào các ống lứa còn tươi (những cây lứa này không già quá mà cũng không được non quá) sau đó nướng trên các bếp than rực hồng cho đến khi nào ngửi thấy mùi thơm là chín và có thể thưởng thức ngay.

Theo Tintuc online

0 comments: