VIDEO GIỚI THIỆU

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NGÀNH ĐƯỜNG THỐT


CHỦ DỰ ÁN: 0984 00 88 66

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NGÀNH ĐƯỜNG THỐT NỐT 
I. Bối cảnh:
v     Về kinh tế:
-         Hiện nay, ngành du lịch ở An Giang nói riêng và Bảy Núi nói chung đang phát triển khá mạnh, nên xu hướng ngành đường có thể nhằm vào khách du lịch.[VTAnh1] 
-         Ngành mía đường đang điêu đứng[VTAnh2] , giá đường đang lên cao đây cũng là cơ hội để người tiêu dùng nhắm đến đường thốt nốt.
-         Cây thốt nốt không những chỉ làm đường mà còn tạo ra nhiều sản phẩm như trái ăn tươi, nướcthốt nốt lên men, tranh ghép lá, thảm…do đó cũng là điều kiện để phát triển kinh tế về sản phẩm thốt nốt.[VTAnh3] 
v     Về xã hội:
-          Vì là ngành nghề truyền thống và là đặc sản của cư dân vùng Bảy Núi nên ngành làm đường thốt nốtđã tạo ra nhiều việc làm [VTAnh4] cho người dân trong thời gian nhàn rỗi như: đánh khuấy, đổ khuôn, bao gói sản phẩm…, từ đó nâng cao thu nhập cải thiện đời sống cho người dân nông thôn.
II. Điều kiện tự nhiên:
-         Vùng Bảy Núi là một vùng miền núi của tỉnh An Giang có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho câythốt nốt phát triển.[VTAnh5] 
-         Cây thốt nốt dễ trồng, sống lâu năm và thích hợp với vùng đất khô [VTAnh6] hạn và đặc biệt càng khô hạn thì nước cây thốt nốt càng ngọt và thơm ngon hơn (cây thốt nốt chịu được điều kiện khắc nghiệt rất tốt).
III. Hiện trạng hiện nay:
v    Một số thuận lợi:
-         Thốt nốt còn làm được rất nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ và thức uống ngoài đường như: nước thốt nốt lên men (Tuk Thnot Chu là thức uống rất được ưa chuộng hiện nay), tranh ghép lá, thảm…
-         Giá đường thốtnốt đang dần tăng làm cho người dân mạnh dạn đầu tư vào việc sản xuất (thị trường nội địa của giá đường thốt nốt trước kia [VTAnh7] là ...
-         Được sự quan tâm của chính quyền địa phương [VTAnh9] để mở rộng quy mô sản xuất và tăng chất lượng sản phẩm.
-         Tuy nhiên câythốt nốt còn rất nhiều triển vọng không chỉ dùng duy nhất là làm đường thốt nốt mà còn được làm ra những sản phẩm khác từ cây thốt nốt như: thảm thốt nốt, tranh ghép lá thốt nốt, và một số sản phẩm mỹ nghệ khác.[VTAnh10] 
v    Một số khó khăn:
-         Việc sản xuất còn nhỏ lẻ, các cơ sở thu gom còn rải rác, chưa tập trung vì ngành đường thốt nốt chưa có thương hiệu chính thức chung, chủ yếu là bán lẻ và cho khách du lịch tại các diểm du lịch. Khi đó[VTAnh11]  thị trường thì ngày càng được mở rộng cả trong nước lẫn ngoài nước như: Hà Nội, Đà Nẵng, TP HCM, Đài Loan, Indonesia, Malaysia, Trung Quốc….Tuy nhiên việc mở rộng thị trường mà tổ chức sản xuất chưa chặt chẽ là do các cở sở thu gom và phân phối chủ yếu là của cá nhân tự phát chưa có một Hợp Tác Xã thu mua hay phân phối cho các đại lý hoặc trên thị trường còn nhiều loại nhãn hiệu khác nhau chưa được thống nhất chung làm cho đường có thể bị làm hàng giả, hàng kém chất lượng… làm giảm uy tín của ngành đường thốt nốt đối với người tiêu dùng.
-         Thiếu vốn để mở rộng quy mô sản xuất (hiện nay chỉ sản xuất với quy mô hộ gia đình chưa có nhà máy hoặc xí nghiệp nhỏ hay vừa), đầu tư máy móc và vật tư sản xuất, sản phẩm còn thô sơ chưa được đa dạng hoá nhằm thu hút khách hàng.
-         Thiếu kỹ thuật làm đường[VTAnh12] , gặp nhiều khó khăn trong bảo quản và vệ sinh an toàn thực phẩm để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
-         Chưa đảm bảo đầu ra [VTAnh13] cho sản phẩm đường nên một số nông dân phải tự tìm đầu ra cho sản phẩm.
-         Thiếu sự hợp tác cũng như liên kết giữa nông dân với nông dân, nông dân với cơ sở, cơ sở với cơ sở, người sản xuất với chính quyền địa phương nhằm tạo sự đồng nhất trong sản phẩm, đáp ứng nhu cầu lớn của người tiêu dùng, sự chắc chắn trong kinh doanh đường thốt nốt…[VTAnh14] 

IV. Đề xuất ý kiến của bản thân:
1.      Trước tiên là đầu tư máy móc (có thể từ khâu thắng đường đến khâu đóng gói ) với một công nghệ hoàn toàn tự động [VTAnh15] hoặc bán tự động sẽ đem lại một phần lợi nhuận (giảm chi phí thuê mướn lao động, máy móc đầu tư cho nghành đường hiện nay còn thô sơ chủ yếu là máy môtưa để đánh đường cho trắng hơn giá cũng tương đối thấp) và nâng cao chất lượng về vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy không đủ nguyên liệu nhưng đã phần nào giảm được phần nào tiền thuê lao động, thời gian làm ra sản phẩm và nâng cao chất lượng cũng như giá thành sản phẩm.
2.      Mở rộng công tác quảng bá sản phẩm bằng hình thức bán cho khách du lịch (mở các sạp bán ven đường và xung quanh các khu du lịch[VTAnh16] ) đăng kí thương hiệu (nhằm tạo tính đặc trưng của doanh nghiệp), quảng cáo sản phẩm…
3.      Theo thực tế của địa phương và nhu cầu của người tiêu dùng cần đa dạng hóa sản phẩm[VTAnh17] : không chỉ đường tán lớn mà có thể cho ra đường tán nhỏ (như viên kẹo), đường nhuyễn, có hình động vật…thu hút và tiện lợi cho người tiêu dùng.
4.      Làm đường thốt nốt kết hợp một số ngành truyền thống từ cây thốt nốt như: thảm thốt nốt, tranh gép lá thốt nốt, và một số sản phẩm mỹ nghệ từ thân và trái thốt nốt nhằm tạo thêm thu nhập và khuyến khích nông dân trồng thêm thốt nốt.
5.      Liên kết giữa nông dân với nông dân, giữa nông dân với cơ sở, giữa cơ sở với cơ sở, và giữa người sản xuất với chính quyền địa phương nhằm tạo sự đồng nhất trong sản phẩm, có thể đáp ứng nhu cầu lớn của người tiêu dùng, sự chắc chắn trong kinh doanh[VTAnh18] 
V. Các chính sách của nhà nước và chính quyền địa phương:
1.      Cho vay vốn [VTAnh19] để người sản xuất:
·        Mở rộng quy mô sản xuất
·        Mua máy móc
·        Mua vật tư sản xuất như: Nồi, nguyên liệu nấu đường…
·        Dự trữ đường bán trái vụ
2.      Hỗ trợ về kĩ thuật làm đường[VTAnh20] , bảo quản, vệ sinh an toàn thực phẩm…
3.      Hợp đồng đảm bảo đầu ra cho sản phẩm[VTAnh21] .
VI. Tác động chính sách của nhà nước:[VTAnh22] 
-         Tạo điều kiện cho ngành sản xuất đường thốt nốt của vùng Bảy Núi đang trên đà phát triển mạnh [VTAnh23] đáp ứng được mọi nhu cầu của người tiêu dùng.
-         Tạo cơ hội cho đường thốt nốt chiếm được một thị trường rộng rãi trong nước cũng như nước ngoài.
-         Nâng cao được chất lượng và uy tín của sản phẩm.
-         Làm cho người sản xuất thấy yên tâm hơn trong đầu ra của sản phẩm.

Tài liệu tham khảo:[VTAnh24] 
1.      Niên giám thống kê huyện Tịnh Biên năm 2004.
2.      Một số trang web: Được truy cập lại vào ngày 6/6/2006


 [VTAnh1]Tại sao?

 [VTAnh2]Tại sao (trong khi giá đường lên cao)?

 [VTAnh3]Số liệu?

 [VTAnh4]Bao nhiêu người, thu nhập bình quân, so với các ngành nghề khác, v.v...? Em không thể chỉ nói suông như thế này!

 [VTAnh5]How about Kiên Giang, Trà Vinh? Tổng số cây Thốt nốt ở AG? Đủ để sản xuất sản lượng bao nhiêu (maximum)/năm?

 [VTAnh6]Nhưng bao lâu mới có thu hoạch?

 [VTAnh7]Năm nào? Bài khoa học không thể chung chung như thế này!

 [VTAnh8]/kg? đơn vị tính không rõ ràng gì cả?

 [VTAnh9]Sự quan tâm đó cụ thể ra sao, thể hiện bằng những hành động nào?

 [VTAnh10]Tập trung nói 1 chỗ thôi, lòng vòng và lập lại nhiều lần quá, người đọc mau chán (đã nói nhiều ở trên rồi)

 [VTAnh11]Là khi nào? Đang nói về khó khăn mà??

 [VTAnh12]Cụ thể hơn? Có cần sản xuất theo kỹ thuật mới để tăng năng suất, hạ giá thành không? Kỹ thuật hiện nay đang gặp khó khăn nào? Tại sao?

 [VTAnh13]Ai?

 [VTAnh14]Ai sẽ đứng ra làm cái này? Lợi ích của họ ở đâu?

 [VTAnh15]Để loại bỏ việc làm của những người đang làm công cho nghề này? Tăng thất nghiệp? Phân tích thêm xem sao?

 [VTAnh16]Hiện đã có. Trở ngại nằm ở đâu quanh việc này?

 [VTAnh17]Chứng minh!

 [VTAnh18]Trừu tượng quá

 [VTAnh19]Đã có rồi. Đánh giá hiệu quả các chương trình vay vốn thì mới tiếp tục đề xuất được

 [VTAnh20]Nông dân đã là bậc thây trong việc này

 [VTAnh21]Ai?

 [VTAnh22]Mục này khác với mục trên (V) ở đâu? Còn các thành phần kinh tế-xã hội khác thì sao mà toàn là nhà nước với chính sách không vậy?

 [VTAnh23]ở trên (comment số 2 của tôi ở trên) nói đang chết mà?

0 comments: